Từ đồng âm là gì trong tiếng Việt? Có tất cả bao nhiêu loại?

từ đồng âm là gì trong tiếng Việt

Từ đồng âm là gì? Có bao nhiêu loại từ đồng âm? Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có điểm gì giống và khác nhau? Nếu bạn còn đang băn khoăn những thắc mắc trên, đừng lo lắng, tất cả sẽ đều được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Từ đồng âm là gì trong tiếng Việt?

Từ đồng âm là các từ có cách phát âm giống nhau và có hình thức viết giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Để hiểu được ý nghĩa của các từ đồng âm, thông thường bạn sẽ cần dựa vào ngữ cảnh trong câu.

Có bao nhiêu loại từ đồng âm trong tiếng Việt hiện hành

Qua nội dung trên, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Từ đồng âm là gì?”. Hiện nay, trong tiếng Việt đang có 4 loại từ đồng âm đó là: Đồng âm từ vựng, Đồng âm từ vựng – ngữ pháp, Đồng âm từ với tiếng và Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch. Cụ thể:

Tổng hợp 4 loại từ đồng âm hiện hành
Tổng hợp 4 loại từ đồng âm hiện hành

Đồng âm từ vựng

Đồng âm từ vựng là các từ có cách phát âm, cách viết giống nhau và có chung một từ loại, tuy nhiên ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Sau đây là một số ví dụ để bạn hiểu thêm về thế nào là từ đồng âm từ vựng:

  • Ví dụ về từ “Đường”:
    • “Con đường này rất đẹp.” (“đường” là danh từ chỉ đường xá)
    • “Đường có vị ngọt.” (“đường” là danh từ chỉ một loại gia vị)
  • Ví dụ về từ “Đỏ”:
    • “Quả táo này màu đỏ.” (“đỏ” là tính từ chỉ màu sắc)
    • “Cô ấy đỏ mặt vì xấu hổ.” (“đỏ” là tính từ chỉ trạng thái khuôn mặt)

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp là trường hợp khi hai từ có cùng cách phát âm, nhưng khác nhau về ý nghĩa và về ngữ pháp/vai trò trong câu.

Một số ví dụ về đồng âm từ vựng – ngữ pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Ví dụ về từ “cốc”:
    • “Em bị cốc đầu.” (“cốc” là động từ hành động gõ nhẹ vào đầu)
    • “Cái cốc bị vỡ.” (“cốc” là danh từ chỉ sự vật)
  • Ví dụ về từ “Câu”:
    • “Anh ấy thích câu cá vào buổi sáng.” (“câu” là động từ chỉ hành động dùng cần câu để bắt cá)
    • “Câu văn này rất hay.” (“câu” là danh từ chỉ đơn vị ngôn ngữ)

Đồng âm từ với tiếng

Đồng âm từ với tiếng là trường hợp mà các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, đồng thời có kích thước ngữ âm không vượt quá một tiếng (một âm tiết).

Giải đáp khái niệm Đồng âm từ với tiếng và một số ví dụ
Giải đáp khái niệm Đồng âm từ với tiếng và một số ví dụ

Dưới đây là ví dụ đồng âm từ với tiếng để bạn hiểu rõ hơn về khái niệm từ đồng âm này:

  • “Anh ấy chạy rất nhanh.”
  • Chạy là một môn thể thao thú vị và tốt cho sức khỏe.”
  • “Anh ấy cười khanh khách.”
  • “Nhà họ đang có khách.”

Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch

Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch, hay còn gọi là đồng âm với tiếng nước ngoài, là những trường hợp đồng âm với từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài.

Để hiểu rõ hơn về loại từ đồng âm là gì, dưới đây là ví dụ minh họa:

  • “Anh ấy là một cầu thủ có khả năng sút rất tốt.” (sút – shoot: từ vay mượn từ tiếng Anh)
  • “Dạo này, lợi nhuận của quán có phần giảm sút so với tháng trước.” (sút – giảm sút: từ gốc Việt)

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Những điểm giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Những điểm giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Sau khi đã tìm hiểu “Từ đồng âm là gì”, chắc hẳn không ít đang đang bị nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Để phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa), bạn hãy cùng so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai loại từ này qua bảng dưới đây nhé!

Tiêu chí Đặc điểm Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
Điểm giống nhau Cách đọc và viết Đều có hình thức âm thanh giống nhau (đọc và viết)
Điểm khác nhau Ý nghĩa Ý nghĩa các từ đồng âm khác nhau hoàn toàn, không liên quan đến nhau. Sở hữu một nghĩa gốc và có một hoặc nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Đặc điểm sử dụng Các từ đồng âm không thể thay thế cho nhau trong cùng một ngữ cảnh. Từ nhiều nghĩa có thể thay thế được bằng một từ khác khi từ đó được sử dụng với nghĩa chuyển.
Ví dụ cụ thể Ví dụ 1 – Số chín: Danh từ chỉ một con số

– Lúa chín: Tính từ để chỉ lúa đến lúc thu hoạch

-> Hai từ không có sự tương đồng về mặt ý nghĩa

Cắt cỏ: Hành động cắt tỉa thực vật để loại bỏ phần thực vật không cần thiết -> từ “cắt” ở đây mang nghĩa gốc

Cắt bỏ mối quan hệ: Hành động từ bỏ một mối quan hệ -> từ “cắt” ở đây mang nghĩa chuyển

-> Hai từ có ý nghĩa tương đồng về mặt chức năng “loại bỏ”. Với từ “cắt” ở “cắt bỏ mối quan hệ”, ta có thể thay thế bằng từ “từ”, “loại”,…

Ví dụ 2 Câu văn: Là danh từ chỉ đơn vị ngôn ngữ

Câu cá: Là động từ chỉ hành động sử dụng cần câu cá

-> Hai từ không có sự tương đồng về mặt ý nghĩa

Đau vết mổ: Cảm giác đau về thể chất sau khi thực hiện phẫu thuật -> từ “đau” ở đây mang nghĩa gốc

Đau lòng: Là từ để hiểu hiện cảm xúc buồn, thương tâm vì tác động nào đó -> từ “đau” ở đây mang nghĩa chuyển

-> Hai từ có ý nghĩa tương đồng về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người. Với từ “đau” ở “đau lòng”, ta có thể thay thế bằng từ “buồn”, “rầu”,…

Lưu ý khi sử dụng từ đồng âm trong cuộc sống

Có thể bạn chưa biết, việc dùng từ đồng âm sai cách, không được sử dụng đúng ngữ cảnh có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có. 

Một số lưu ý khi sử dụng từ đồng âm trong cuộc sống bạn nên biết
Một số lưu ý khi sử dụng từ đồng âm trong cuộc sống bạn nên biết

Vì vậy, khi sử dụng từ đồng âm trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh hiểu rõ từ đồng âm là gì, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Cần đảm bảo rằng từ đồng âm được sử dụng trong ngữ cảnh phù hợp để tránh nhầm lẫn nghĩa của từ. Để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ nghĩa của các từ đồng âm trong từng bối cảnh, từ đó suy luận để ứng dụng sao cho phù hợp nhất.
  • Nên hạn chế dùng từ đồng âm khi giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ hoặc trẻ em. Thay vào đó, bạn nên nói đầy đủ, chi tiết và thoát nghĩa của câu để đối phương hiểu rõ câu nói của mình.
  • Có thể sử dụng từ đồng âm để chơi chữ trong bối cảnh thường ngày và không quá trang trọng. Điều này sẽ giúp câu nói của bạn trở nên hài hước, dí dỏm hơn trong mắt người đối diện.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp ngôn ngữ hỗ trợ như sử dụng dấu câu, ngắt dòng,… khi viết văn bản, hoặc sử dụng từ bổ trợ và giải thích thêm khi nói chuyện để tránh nhầm lẫn.

Kết Luận

Bài viết vừa rồi đã tổng hợp đến bạn những thông tin giải đáp xoay quanh chủ đề “Từ đồng âm là gì?”. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn có thêm những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ tiếng Việt để  chia sẻ đến các bé. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo từ KidsUP để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!