Các kiến thức về từ đồng nghĩa trong tiếng Việt bé cần biết

từ đồng nghĩa là gì

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, từ đồng nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng vốn từ vựng và nâng cao khả năng biểu đạt của bé. Loại từ này giúp bé diễn đạt ý tưởng một cách phong phú và linh hoạt hơn. Bài viết sau đây, KidsUP sẽ bật mí các phương pháp hữu ích để ghi nhớ từ đồng nghĩa, giúp ba mẹ hướng dẫn bé học tập dễ dàng.

Khái niệm từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc tương tự nhau, nhưng có thể khác nhau về mức độ. Từ đồng nghĩa giúp ngôn ngữ thêm phong phú, tạo ra nhiều cách diễn đạt cho cùng một ý tưởng hoặc khái niệm. Ví dụ: Ba – cha – bố; Con heo – con lợn;…

Từ đồng nghĩa giúp ngôn ngữ thêm đa dạng
Từ đồng nghĩa giúp ngôn ngữ thêm đa dạng

Lưu ý rằng, từ đồng nghĩa không phải lúc nào cũng hoàn toàn thay thế được cho nhau. Sự khác biệt về mức độ, sắc thái ý nghĩa,… là tiêu chí để bạn chọn được từ nghĩa phù hợp. Việc hiểu và sử dụng từ đồng nghĩa đúng cách giúp bé diễn đạt chính xác hơn.

Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt có bao nhiêu loại?

Trong từ loại tiếng Việt, từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại là đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. Ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin sau để phân biệt được 2 loại từ này:

Đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn là từ đồng nghĩa hoàn toàn giống nhau. Nó được dùng như nhau hoặc thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: Hổ – hùm – cọp; Xe lửa – tàu hỏa; Cá lóc – cá quả;… 

Đồng nghĩa không hoàn toàn

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có nghĩa là đồng nghĩa tương đối, khác nhau về sắc thái. Có thể là các cặp từ có biểu thị nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về cảm xúc, thái độ,… Khi bạn sử dụng những từ này cần phải cân nhắc để lựa chọn sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ như: Ăn – xơi- hốc – chén; Nói – phát biểu; Mang – vác – khiêng;..

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có nghĩa tương tự
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có nghĩa tương tự

Bật mí cách ba mẹ dạy bé ghi nhớ nhiều từ đồng nghĩa

Việc giúp trẻ học và ghi nhớ từ đồng nghĩa không chỉ giúp mở rộng vốn từ vựng mà còn cải thiện khả năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là một số cách ba mẹ có thể dạy trẻ học từ đồng nghĩa dễ dàng ghi nhớ:

Học từ đồng nghĩa theo chủ đề

Khi học từ vựng theo chủ đề, các từ được liên kết với nhau về mặt ngữ nghĩa, giúp trẻ dễ dàng hình dung và liên kết các khái niệm. Ví dụ, nếu học về chủ đề “gia đình”, các từ như “Ba – Bố – Cha” sẽ được liên kết với nhau, giúp trẻ nhớ lâu hơn.

Học theo chủ đề giúp bé dễ liên kết
Học theo chủ đề giúp bé dễ liên kết

Bé học từ vựng theo chủ đề thường đi kèm với các bối cảnh cụ thể, giúp trẻ hiểu và sử dụng từ vựng một cách tự nhiên hơn. Ví dụ, khi học từ về chủ đề “trường học”, trẻ có thể tưởng tượng ra các hoạt động hàng ngày ở trường, từ đó dễ dàng ghi nhớ các từ liên quan.

Học với app KidsUP Tiếng Việt

Một phương pháp học từ đồng nghĩa tiếp theo từ các chuyên gia gợi ý chính là thông qua ứng dụng KidsUP Tiếng Việt. Chương trình học Tiếng Việt có hơn 1.000 từ vựng, trong đó có 500+ bài giảng, 165+ bài tập từ cơ bản đến nâng cao được biên soạn bởi các chuyên gia giáo dục sớm tại Việt Nam.

Ứng dụng còn thích hợp hơn 30 trò chơi ngôn ngữ dựa trên nền tảng Âm vị học. Đây chính là tiêu chuẩn dạy tiếng Việt của các bộ sách đang được sử dụng tại Việt Nam. Đặc biệt hơn là app học KidsUP tiếng Việt không cần kết nối mạng khi học.

Học với app KidsUP Tiếng Việt giúp bé kích thích sự sáng tạo
Học với app KidsUP Tiếng Việt giúp bé kích thích sự sáng tạo

Để phát huy tối đa công dụng của app KidsUP Tiếng Việt, ba mẹ cần lưu ý một số điều như:

  • Đối với những bài học về từ đồng nghĩa, ba mẹ hãy để bé đọc to để quen với việc phát âm. Bên cạnh lý thuyết, các bé sẽ được làm bài tập thông qua trò chơi trên ứng dụng. Điều này làm cho việc học tập trở nên vui nhộn và ứng dụng từ mới dễ dàng hơn.
  • Trước khi bắt đầu bài học, hãy kiểm tra âm lượng của thiết bị xem đã phù hợp chưa.
  • Bé không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều. Do đó, ba mẹ hãy xác định các khung giờ cố định để học tập. Mỗi lượt học trên app thì bé chỉ cần 15 – 30 phút là đủ.
  • Khi bố mẹ “học tập” cùng bé, hãy để cho bé tự khám phá vì các trò chơi hay bài học trong app khá thân thiện. 

Áp dụng từ đồng nghĩa vào thực tế:

– Ba mẹ nói chuyện với trẻ

Ba mẹ giao tiếp hàng ngày là điều tuyệt vời để trẻ nghe và sử dụng từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh thực tế. Trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, ba mẹ có thể sử dụng từ đồng nghĩa để mở rộng vốn từ vựng của trẻ.

Ví dụ như: Thay vì nói “Con làm bài tập đi”, ba mẹ có thể nói “Con hoàn thành bài tập nhé” hoặc “Con thực hiện bài tập đi”.

– Đọc sách, truyện

Sách và truyện là nguồn cung cấp từ vựng phong phú và đa dạng, giúp trẻ học từ đồng nghĩa trong bối cảnh cụ thể. Khi đọc sách hoặc truyện cho trẻ, ba mẹ có thể chỉ ra các từ đồng nghĩa và giải thích ý nghĩa của chúng.

Ví dụ: Nếu câu chuyện có từ “vui vẻ”, ba mẹ có thể giải thích thêm từ “hạnh phúc” và “vui mừng” có ý nghĩa tương tự.

Ba mẹ cùng bé đọc sách để học thêm từ vựng
Ba mẹ cùng bé đọc sách để học thêm từ vựng

– Khen ngợi bé bằng từ đồng nghĩa

Khen ngợi trẻ không chỉ giúp trẻ tự tin mà còn là cơ hội để sử dụng từ đồng nghĩa, giúp trẻ ghi nhớ từ vựng mới. Thay vì sử dụng một từ khen ngợi lặp đi lặp lại, ba mẹ có thể sử dụng các từ đồng nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Bên cạnh việc khen bé “Giỏi quá!”, ba mẹ có thể khen “Xuất sắc!”, “Tuyệt vời!”, “Thông minh quá!” hoặc “Tài giỏi quá!”.

Một số từ đồng nghĩa phổ biến cho bé tham khảo

Bạn có thể hướng dẫn bé tìm hiểu một số từ đồng nghĩa phổ biến, giúp tăng vốn từ vựng của con. Sau đây là các từ vựng được sử dụng phổ biến:

Từ đồng nghĩa với tổ quốc: Đất mẹ – Non sông – Đất nước – Quê hương

Từ đồng nghĩa với từ chiến thắng: Thành công – Thắng lợi – Hoàn thành

Từ đồng nghĩa với dũng cảm: Can đảm – Gan dạ – Quả cảm – Bạo dạn

Từ đồng nghĩa với từ khó khăn: Gian nan – Trắc trở – Thử thách – Vất vả

Từ đồng nghĩa với từ thắng: Đoạt giải – Thắng lợi – Chiến thắng 

Từ đồng nghĩa với hòa bình: Thanh bình – Bình yên – Thái bình 

Từ đồng nghĩa với may mắn: Thuận lợi – Phúc lộc – Cát tường

Từ đồng nghĩa với từ bao la: Rộng lớn – Mênh mông – Rộng rãi – Bát ngát

Kết Luận

Bài viết trên đã chia sẻ với bạn những loại từ đồng nghĩa và cách sử dụng chúng trong từng trường hợp cụ thể. Việc hiểu được ngữ cảnh để sử dụng loại từ này phù hợp đóng vai trò quan trọng khi biểu đạt tiếng Việt. Nếu như ba mẹ muốn bé chủ động hơn khi học tập, hãy tham khảo ứng dụng KidsUp để đồng hành cùng bé trên chặn đường này nhé!

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!