Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng, việc lựa chọn phương pháp giáo dục toán hợp với các bé là điều quan tâm hàng đầu từ phù huynh. Khi bé từ 4 tuổi học toán tư duy cho trẻ mầm non từ sớm sẽ hình thành những kỹ năng tư duy logic, thúc đẩy sự phát triển về sức khỏe não bộ. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ bật mí với ba mẹ top 3 phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non phát triển hiệu quả.
Tại sao nên cho trẻ mầm non học toán tư duy
Theo một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục, độ tuổi thích hợp cho bé học toán tư duy là từ 4 đến 12 tuổi. Giai đoạn 4 tuổi được xem là thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu làm quen với toán tư duy cho trẻ mầm non. Đây cũng là giai đoạn mà não bộ của trẻ phát triển đến 75% so với người trưởng thành, từ đó việc học cũng được tiếp thu nhanh chóng.
– Phát triển tư duy logic và sáng tạo
Toán tư duy giúp trẻ mầm non hình thành tư duy logic từ sớm, giúp trẻ biết cách phân tích và liên kết các thông tin. Bé sẽ phát triển khả năng suy luận thông qua việc giải quyết nhiều bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
– Nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ
Như chúng tôi đã đề cập bên trên, 4 tuổi là giai đoạn “vàng” để não bộ phát triển. Nên trong giai đoạn này ba mẹ hãy bắt đầu cho con học toán tư duy.
Bên cạnh đó, toán tư duy thường bao gồm các bài toán và câu đố, cần bé phải suy nghĩ để tìm ra giải pháp. Quá trình này giúp trẻ học cách ghi nhớ các bước giải quyết vấn đề và áp dụng chúng vào các tình huống tương tự trong tương lai.
Ví dụ: Khi trẻ chơi trò xếp hình theo các mẫu hình học phức tạp, bé phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ để sắp xếp đúng vị trí.
– Chuẩn bị cho việc học toán chính quy
Học toán tư duy từ sớm giúp trẻ mầm non xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học toán chính quy sau này. Cụ thể như:
- Làm quen khái niệm từ sớm: Toán tư duy giúp trẻ làm quen với các khái niệm cơ bản của toán học như số đếm, hình học, các phép tính đơn giản. Khi trẻ hiểu rõ các thông tin này, việc tiếp cận các bài học toán chính quy sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Hình thành tư duy phân tích: Các bài tập toán tư duy giúp trẻ học cách phân tích. Bé có thể áp dụng để giải quyết các bài tập trong chương trình toán chính quy.
- Tạo sự yêu thích với toán học: Khi trẻ biết cách giải quyết các bài toán tư duy, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn, có sự yêu thích đối với toán học. Sự tự tin này là động lực quan trọng giúp trẻ hứng thú khi học mọi thứ.
MỜI BA MẸ THAM KHẢO: Toán tư duy Soroban là gì? Độ tuổi nào học toán Soroban là phù hợp
3 phương pháp về toán tư duy cho trẻ mầm non
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non nhưng không phải cách nào cũng tối ưu. Hiểu được sự lo lắng của ba mẹ, chúng tôi đã tổng hợp 3 phương pháp dạy toán được các chuyên gia giáo dục khuyến khích để phụ huynh tham khảo.
Phương pháp 1: Học toán tư duy thông qua trò chơi và hoạt động
Việc học toán thông qua các trò chơi và hoạt động sẽ giúp cho bé dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không bị “quá tải”. Ba mẹ có thể tham khảo một số trò chơi sau đây:
– Trò chơi phân loại và so sánh:
- Phân loại màu sắc: Ba mẹ chuẩn bị các đồ vật hoặc thẻ có màu sắc khác nhau. Sau đó yêu cầu trẻ phân loại các đồ vật theo từng màu sắc.
- Phân loại hình dạng: Ba mẹ sử dụng các khối hình học như hình tròn, vuông, tam giác,… Phụ huynh có thể yêu cầu bé phân loại các khối hình theo hình dạng.
- Phân loại theo kích thước và so sánh: Ba mẹ chuẩn bị các đồ vật có kích thước khác nhau. Sau đó bạn có thể yêu cầu bé so sánh và sắp xếp chúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại.
– Trò chơi đếm và nhận biết số:
Trò chơi đếm và nhận biết số giúp trẻ làm quen với các con số, số lượng và thứ tự. Đây là những khái niệm cơ bản trong toán học, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn. Ba mẹ có thể tham khảo một số hoạt động sau đây để hướng dẫn bé cách đếm số:
- Đếm đồ vật: Phụ huynh chuẩn bị một số đồ vật nhỏ như khối xếp hình hoặc đồ chơi nhỏ. Sau đó, bạn yêu cầu trẻ đếm số lượng đồ vật và sắp xếp chúng theo thứ tự từ 1 đến 10 (hoặc nhiều hơn tùy vào khả năng của trẻ).
- Đếm số và nhận biết số: Ba mẹ chuẩn bị các thẻ số (flashcard) từ 1 đến 10 (hoặc cao hơn). Bạn có thể yêu cầu trẻ sắp xếp các thẻ số theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
Kiến Thức Tham Khảo Thêm: Tổng hợp các bài toán tư duy lớp 1 với phương pháp Soroban
Phương pháp 2: Học toán tư duy thông qua các câu chuyện và hình ảnh
Ba mẹ có thể dạy toán tư duy cho trẻ mầm non thông qua các câu chuyện và hình ảnh. Điều này sẽ giúp cho bé có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và ghi nhớ lâu dài.
– Flashcard và hình ảnh trực quan:
Flashcard là công cụ hiệu quả để minh họa các khái niệm toán học, giúp trẻ dễ hiểu và ghi nhớ hơn. Chúng biến các khái niệm trừu tượng thành những hình ảnh sinh động và dễ tiếp cận.
Ba mẹ có thể sử dụng Flashcard thể hiện các con số để giúp bé tập nhận diện. Ví dụ: Flashcard số 3 có thể kèm theo hình ảnh ba quả táo, giúp trẻ hình dung rõ ràng hơn về con số này.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng thẻ để dạy bé các phép tính. Bạn hãy chuẩn bị flashcard có các phép tính đơn giản như cộng và trừ, kèm theo hình ảnh minh họa cho mỗi phép tính. Ví dụ: Flashcard 1 + 3 có thể kèm theo hình ảnh của một quả nho với ba quả nho.
– Kể chuyện và đặt câu hỏi:
Kể chuyện là một cách đơn giản để giới thiệu các khái niệm toán học một cách tự nhiên và thú vị. Khi nghe kể chuyện, trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy trừu tượng.
Ba mẹ nên chọn các câu chuyện có nội dung liên quan đến các khái niệm toán học như đếm số, hình dạng, phép tính đơn giản. Ví dụ như câu chuyện về một chú gấu bắt cá và đếm số lượng cá đã bắt về được.
Trong quá trình kể chuyện, ba mẹ nên dừng lại ở những điểm quan trọng và đặt câu hỏi liên quan đến toán học. Ví dụ, “Chú gấu đã bắt được bao nhiêu con cá rồi nhỉ?” hoặc “Nếu chú gấu bắt thêm được 3 con cá nữa, thì chú gấu có tổng cộng bao nhiêu con cá?”.
Việc đặt câu hỏi liên quan đến toán học trong quá trình kể chuyện giúp trẻ phát triển tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, các câu hỏi còn giúp trẻ tham gia vào câu chuyện, tạo hứng thú trong việc học toán.
Phương pháp 3: Học toán tư duy thông qua ứng dụng KidsUP Soroban
Toán Soroban là phương pháp tính nhanh với bàn tính là các hột tính có xuất xứ từ Trung Quốc. Đến thế kỷ 18, chiếc bàn tính Soroban được cải tiến và phát triển tại Nhật Bản. Từ đó, Soroban đã trở thành một công cụ học toán phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia.
Cơ chế hoạt động của bàn tính Soroban khá đặc biệt, được ứng dụng trong việc tính nhanh. Cho đến thời điểm hiện tại, thì học qua bằng phương pháp Soroban là cách giáo dục toán tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả.
Kiến Thức Tham Khảo Thêm: Quy tắc sử dụng 2 bàn tay trong toán tư duy Finger Math (có ví dụ)
Ứng dụng KidsUP Soroban là app học toán tại nhà có chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Chương trình dạy học phù hợp với các bé từ 4 đến 7 tuổi. Việc Soroban trên ứng dụng KidsUP có nhiều ưu điểm như:
- Lộ trình cơ bản từ dễ đến khó, giúp ba mẹ dễ dàng lựa chọn bài học cho bé.
- Da dạng các các bài học và trò chơi học tập được chuẩn hóa để phù hợp với trẻ.
- Mỗi buổi học sẽ bắt đầu bằng trò chơi trí tuệ, tạo sự hào hứng cho bé.
- Sau mỗi bài học sẽ có phần kiểm tra thống kê kiến thức của bé, giúp đánh giá hiệu quả sau buổi học.
- App học không cần kết nối mạng.
Kết luận
Việc học toán tư duy cho trẻ mầm non không chỉ giúp bé hình thành nền tảng cho môn toán chính quy, mà còn tăng khả năng tập phát triển 2 bán cầu não ở bé. Trong quá trình học tập, ba mẹ hãy luôn đồng hành và động viên bé, tạo môi trường lành mạnh cho trẻ phát triển. Hy vọng rằng qua ứng dụng KidsUP sẽ giúp bé xây dựng được nền tảng tư duy học toán vững chắc!