6 đặc điểm tâm lý trẻ mầm non ba mẹ nên biết để hiểu con hơn

đặc điểm tâm lý trẻ mầm non

Giai đoạn mầm non là một trong những cột mốc đánh dấu sự thay đổi và phát triển trong tâm lý của bé. Đây cũng là giai đoạn mà bé nhìn nhận được những sự khác biệt giữa thế giới xung quanh. Trong bài viết dưới đây, KidsUP sẽ chia sẻ với bạn những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non để ba mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé trong giai đoạn này nhé!

Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non thích khám phá thế giới xung quanh

Một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non chính là tính tò mò và muốn được khám phá thế giới xung quanh. Đây cũng là giai đoạn mà bé phát triển ngôn ngữ và hình thành cách giải quyết vấn đề.

– Biểu hiện:

Trẻ thường xuyên hỏi “tại sao” về mọi thứ xung quanh mình để tìm hiểu nguyên nhân và hiểu biết thêm về thế giới. Bé có xu hướng thích nghịch đồ vật, khám phá những vật dụng mà thấy người lớn hay dùng.

Trẻ mầm non thích khám phá và tò mò về thế giới xung quanh
Trẻ mầm non thích khám phá và tò mò về thế giới xung quanh

– Ý nghĩa:

Sự tò mò và khám phá giúp trẻ phát triển tư duy logic, khả năng phân tích và sáng tạo. Đây cũng chính là cách mà bé đang tìm hiểu, khám phá thế giới.

Gợi ý cho ba mẹ:

Ba mẹ nên lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ một cách nghiêm túc, khuyến khích sự tò mò tự nhiên của trẻ. Ba mẹ có thể sử dụng các trò chơi an toàn như xếp hình, lego, đếm số,… tạo môi trường an toàn cho bé học tập và phát triển.

Trẻ mầm non có nhu cầu được yêu thương và chú ý

Một trong những đặc điểm tâm lý của trẻ 3-4 tuổi chính là có nhu cầu được yêu thương và chú ý. Việc thể hiện tình cảm từ ba mẹ sẽ giúp bé cảm thấy được yêu thương và quan tâm từ người thân.

– Biểu hiện:

Trẻ thường tìm cách thu hút sự chú ý của người lớn qua hành động, lời nói. Bé thích được ôm ấp, vỗ về. Bên cạnh đó, trẻ sẽ thích làm “trung tâm vũ trụ”, muốn được ba mẹ cưng chiều.

Trẻ mầm non có nhu cầu được yêu thương và chú ý
Trẻ mầm non có nhu cầu được yêu thương và chú ý

–  Ý nghĩa:

Tình yêu thương sẽ giúp bé xây dựng được cảm giác an toàn. Từ đó, bé trở nên tự tin và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Việc thể hiện tình yêu thương còn giúp tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện và hạnh phúc trong cuộc sống.

– Gợi ý cho ba mẹ:

Khi ba mẹ nhận biết được đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, sẽ đáp ứng kịp thời các cảm xúc của trẻ. Phụ huynh cần an ủi khi trẻ buồn, cổ vũ khi trẻ vui. Nếu như ba mẹ phát hiện bé cần hỗ trợ thì hãy kiên nhẫn và giúp bé vượt qua các vấn đề nhé!

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển khả năng tự lập

Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi chính là sự phát triển mạnh về khả năng tự lập. Ba mẹ nên hỗ trợ bé một phần và còn đầu để bé tự làm mọi việc.

– Biểu hiện:

Trẻ bắt đầu muốn tự thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Bên cạnh đó, trẻ thể hiện sự khó chịu khi bị ngăn cản hoặc không được phép tự làm những việc mình muốn.

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển khả năng tự lập
Trẻ mầm non bắt đầu phát triển khả năng tự lập

– Ý nghĩa:

Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ xây dựng tính tự lập và kỹ năng tự phục vụ. Sự tự lập giúp trẻ phát triển kỹ năng khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời học cách chịu trách nhiệm cho những gì bản thân làm. Giai đoạn này cũng giúp trẻ hình thành các thói quen và kỹ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống sau này.

– Gợi ý cho ba mẹ:

Lúc này, ba mẹ nên hướng dẫn và cho phép trẻ làm những việc trong khả năng của bé. Một số hoạt động bé có thể tự làm như cầm muỗng, mặc quần áo, đi vệ sinh,…

Phụ huynh nên hướng dẫn từng bước nhỏ trong quá trình thực hiện một công việc, để bé dễ dàng nắm bắt và làm theo. Ba mẹ cũng nên nên khen ngợi và động viên khi trẻ cố gắng tự làm việc, tạo sự tự tin và phấn khích.

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển ngôn ngữ và giao tiếp

Một trong những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non chính là có sự phát triển về mặt ngôn ngữ. Đây là giai đoạn giúp bé hình thành kỹ năng giao tiếp cơ bản.

– Biểu hiện:

Trẻ bắt đầu sử dụng những từ đơn giản như “mẹ”, “ba”, “ăn”, “uống”,… Bên cạnh đó bé cũng bắt đầu bắt chước theo ba mẹ lặp lại từ những câu ngắn. Đây là một cách để bé bộc lộ được mong muốn của bản thân.

Trẻ mầm non bắt đầu phát triển giao tiếp
Trẻ mầm non bắt đầu phát triển giao tiếp

– Ý nghĩa:

Đây là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Việc trẻ bắt đầu nói là dấu hiệu cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời phản ánh khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh chóng từ môi trường xung quanh.

– Gợi ý cho ba mẹ:

Ba mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ trong các hoạt động hàng ngày như khi ăn uống, tắm rửa, chơi đùa,… Phụ huynh nên sử dụng từ ngữ đơn giản, câu ngắn và rõ ràng để trẻ dễ hiểu và học theo.

Trẻ mầm non có cảm xúc thay đổi nhanh chóng

Một đặc điểm tâm lý trẻ mầm non dễ bắt gặp nhất chính là sự thay đổi nhanh chóng về mặt cảm xúc. Đây là giai đoạn mà bé cần có sự đồng hành và yêu thương từ gia đình nhiều hơn.

– Biểu hiện:

Trẻ có thể thay đổi tâm trạng rất nhanh, từ vui vẻ sang buồn bã hoặc tức giận trong thời gian ngắn. Bé bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt, khó kiểm soát, chẳng hạn như khóc to, la hét,…

Trẻ mầm non có cảm xúc thay đổi nhanh chóng
Trẻ mầm non có cảm xúc thay đổi nhanh chóng

– Ý nghĩa:

Trẻ đang học cách nhận biết và quản lý cảm xúc của mình. Giai đoạn này là tiền đề để trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, học cách điều chỉnh các cảm xúc của mình một cách phù hợp. Sự hướng dẫn từ người lớn đóng vai trò rất quan trọng để giúp trẻ hình thành kỹ năng này.

– Gợi ý cho ba mẹ:

Khi trẻ bộc lộ cảm xúc, hãy giúp bé gọi tên cảm xúc đó, ví dụ “Con đang cảm thấy buồn”, “Con đang giận dữ”. Khi đối mặt với tình huống căng thẳng, ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và giải quyết một cách nhẹ nhàng để trẻ học theo.

Trẻ mầm non bắt đầu hình thành ý thức về bản thân và xã hội

Giai đoạn mầm non là một trong những cột mốc mà bé bắt đầu hình thành ý thức về bản thân và xã hội. Bé sẽ hiểu được sự khác biệt giữa bản thân mình và những người xung quanh, từ đó nhận ra được các giá trị riêng biệt.

– Biểu hiện:

Trẻ bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa mình và những người khác, hiểu rằng mình có suy nghĩ, cảm xúc và sở thích riêng. Bé bắt đầu thể hiện sự thích thú khi chơi cùng các bạn đồng trang lứa, có thể tham gia vào các trò chơi nhóm. Bé cũng bắt đầu hiểu và tuân theo các quy tắc xã hội như chờ đợi đến lượt, nói lời cảm ơn khi nhận quà, hay xin lỗi khi làm sai.

Bé bắt đầu hình thành ý thức về bản thân và xã hội
Bé bắt đầu hình thành ý thức về bản thân và xã hội

– Ý nghĩa:

Đây là nền tảng cho sự phát triển nhân cách và kỹ năng xã hội của trẻ. Việc nhận ra bản thân là một cá nhân riêng biệt giúp trẻ hình thành ý thức về hệ ý thức và tư tưởng bên trong con người của trẻ.. 

– Gợi ý cho ba mẹ:

Khi bé có những hành vi tốt thì ba mẹ hãy khen ngợi để bé nhận biết được rằng mình đang làm đúng. Những lời động viên đúng lúc sẽ là động lực để cho bé phát triển đúng hướng. 

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dạy trẻ cách tôn trọng người khác bằng cách lắng nghe khi người khác nói, biết cảm thông. Khi có mâu thuẫn, ba mẹ hãy hướng dẫn bé cố gắng bình tĩnh để xử lý theo hướng tích cực nhất .

Kết luận

Bài viết trên hãy chia sẻ với bạn những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non thường gặp. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng, giúp bé hình thành tư duy và cảm xúc chuẩn mực. Hy vọng rằng với những nội dung mà KidsUP chia sẻ sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy và đồng hành cùng các bé.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!