Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là một vấn đề và để lại nhiều hậu quả lên sức khỏe, hành vi và tâm lý của trẻ. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh luôn muốn hiểu được nguyên nhân và cách thức để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến cùng với những biện pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ tự kỷ mà KidsUP muốn chia sẻ tới ba mẹ. Mời ba mẹ tham khảo.
Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Tự Kỷ
Trước khi đi vào các cách khắc phục chúng ta cần phải hiểu được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Khi đó, việc chăm sóc mới mang lại được hiệu quả tốt nhất.
Yếu Tố Sinh Học
Nguyên nhân đầu tiên gây ra trình trạng này đến từ các thay đổi, mất cân bằng trong yếu tố sinh học của cơ thể như:
- Mất cân bằng hormone melatonin: Đây là một hormone có tác dụng điều chỉnh và cân bằng chu kỳ giấc ngủ. Tuy nhiên, ở trẻ bị tự kỷ thì nồng độ hormone này không được ổn định, không điều chỉnh theo đúng nhịp ngày, đêm.
- Rối loạn nhịp sinh học: Tâm sinh lý của trẻ tự kỷ không ổn định, theo chu kỳ như trẻ bình thường. Bé cũng có thể không hiểu được hành động từ mọi người xung quanh hay việc phải đi ngủ vào ban đêm, thức dậy khi trời sáng.
- Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn: Các bé bị tự kỷ thường nhạy cảm đối với mọi thứ xung quanh hơn so với trẻ bình thường. Do đó, nếu môi trường ngủ không được yên tĩnh thì trẻ rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.
- Các vấn đề sức khỏe đi kèm: Trẻ tự kỷ thường có thể đi kèm với nhiều bệnh lý như hen suyễn, trào ngược dạ dày, dị ứng,…Triệu chứng của những bệnh này khiến chất lượng giấc ngủ để suy giảm. Mặt khác, tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng có thể gây ra trình trạng khó ngủ của trẻ.
Yếu Tố Tâm Lý
Tâm lý cũng là một yếu tố gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Những nguyên nhân đã được nhiều chuyên gia trong ngành đề cập đến như:
- Lo âu, căng thẳng: Do tâm lý không ổn định nên trẻ tự kỷ thường rất dễ bị lo lắng hay sợ hãi. Đặc biệt là khi ở những môi trường lạ hay không có người thân xung quanh. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều hormone cortisol hơn khiến chu kỳ ngủ thông thường bị phá vỡ và gây mất ngủ.
- Khó khăn trong việc thư giãn và đi vào giấc ngủ: Trẻ tự kỷ thường dễ bị xúc động, thay đổi cảm xúc bất chợt nên khó lòng thư giãn trước khi vào giấc ngủ.
- Ám ảnh, sợ hãi bóng tối: Khi trẻ có nỗi sợ này thì thường lo sợ quá mức về đêm, não bộ không được thư giãn trước khi ngủ. Một số trẻ còn có xu hướng bật điện thức cả đêm để trốn tránh dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
Yếu Tố Môi Trường
Yếu tố môi trường có tác động cực kỳ lớn đến hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ, cụ thể như sau:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Khi bất chợt có những thay đổi trong cuộc sống sẽ dễ khiến bé bị lo lắng hay phấn khích quá độ. Đôi khi điều này cũng ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Tất cả đều khiến cho chất lượng, việc đi vào giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Môi trường ngủ không phù hợp: Khi xung quanh quá ồn hay ánh sáng mạnh đều khiến cho bé khó đi vào giấc ngủ, chập chờn. Bởi vì cơ thể chúng ta cần có một môi trường đủ tối, yên tĩnh để sản xuất hormone melatonin.
- Thiếu hoạt động thể chất ban ngày: Các hoạt động ban ngày vừa ngủ giúp năng lượng trong cơ thể bé bị hao hụt, khi đấy não bộ sẽ phát tín hiệu nghỉ ngơi thì bé sẽ dễ vào giấc hơn.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Nguyên nhân, Biểu hiện & Cách phòng tránh trầm cảm ở trẻ em
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Tự Kỷ
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ thường khá dễ để phát hiện. Các dấu hiệu mà phụ huynh dễ dàng nhận thấy ở con em mình bao gồm:
- Khó Đi Vào Giấc Ngủ: Trẻ thường mất rất lâu, có khi cả tiếng để chìm vào được giấc ngủ.
- Thức Giấc Nhiều Lần Trong Đêm: Trẻ dễ dàng bị tỉnh dậy giữa đêm sau đó lại ngủ tiếp và cứ như vậy nhiều lần trong một chu kỳ ngủ.
- Hay mơ linh tinh: Do không có được sự thư giãn, tâm lý thoải mái trước khi ngủ mà trẻ dễ dàng mơ thấy ác mộng hay nói mớ. Điều này gây ảnh hưởng tới tâm lý còn non nớt của bé.
- Buồn Ngủ Ban Ngày: Việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ vào ban đêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Khi đó, trẻ thường mệt mỏi, buồn ngủ, muốn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
Các Biện Pháp Cải Thiện Giấc Ngủ Cho Trẻ Tự Kỷ
Từ những nguyên nhân trên chúng ta có thể dễ dàng tìm ra cách khắc phục phù hợp cho trình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Để tránh tình trạng này ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, tâm lý của trẻ cũng như người thân xung quanh.
Thiết Lập Thói Quen Ngủ Đều Đặn Cho Bé
Việc đầu tiên và cũng cần thiết nhất chính là tạo cho bé một thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ban đầu trẻ có thể sẽ không ngủ được ngay nhưng dần dần sẽ tạo ra một nhịp sinh học đều đặn. Khi đó, cơ thể của bé tự động buồn ngủ, thức dậy khi đến đúng giờ.
Tạo Môi Trường Ngủ Thoải Má
Đầu tiên bạn cần tạo ra một căn phòng ngủ yên tĩnh, tối, mát mẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng bên có giường ngủ êm ái, phù hợp với lứa tuổi, tách biệt để không bị tác động nhiều từ xung quanh.
Khi đó, cơ thể của trẻ sẽ có được sự thư giãn, thả lỏng cần thiết để hormone melatonin được tiết ra. Sau đó, bé có thể từ từ chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng. Mặt khác, một môi trường như vậy cũng giảm tình trạng trẻ bị giật mình, tỉnh dậy giữa đêm, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ phát triển nhận thức
Điều Chỉnh Chế Độ Ăn Uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả rõ rệt mà các bậc phụ huynh nên áp dụng:
- Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đều đặn hàng ngày.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để phục vụ cho sự phát triển, điều tiết hormone trong cơ thể.
- Không cho bé ăn quá muộn, sát giờ trước khi đi ngủ.
- Nếu ăn tối muộn thì nên lựa chọn những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa để không gây đầy bụng hay khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không cho trẻ sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có nhiều chất kích thích.
Liệu Pháp Hành Vi
Một phương pháp hỗ trợ cũng được sử dụng để cải thiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ như dùng đèn, tiếng ồn trắng,…Mục đích ở đây là giúp trẻ thư giãn, quên đi những lo lắng, các vấn đề xảy ra bạn ngày. Ngoài ra cũng từ đó mà tạo một môi trường phù hợp để tạo cảm giác buồn ngủ, đưa cơ thể bé dần dần chìm vào giấc ngủ.
Cải Thiện Bằng Thuốc Bác Sĩ Kê
Khi tất cả cả các biện pháp trên không mang lại hiệu quả về tình trạng rối loạn giấc ngủ quá nghiêm trọng thì việc thăm khám bác sĩ là cần thiết. Dựa vào kinh nghiệm và chuyên môn mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho ba mẹ những biện pháp cũng như loại thuốc phù hợp nhất.
Kết Luận
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ là một vấn đề đáng quan ngại không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ mà cả những người thân xung quanh. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Do đó, phụ huynh nên tìm hiểu, tham khảo những thông tin mà KidsUP đã chia sẻ ở trên để có hướng cải thiện phù hợp cho con của mình.