Nguyên nhân, Biểu hiện & Cách phòng tránh trầm cảm ở trẻ em

trầm cảm ở trẻ em

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, trong những năm gần đây tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em ngày càng tăng. Đây là một căn bệnh tạo ra triệu chứng lo lắng và căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Do đó việc phát hiện sớm các dấu hiệu của triệu chứng này là điều vô cùng quan trọng. Ba mẹ hãy cùng với KidsUP tìm hiểu thêm về biểu hiện và cách phòng tránh cho trẻ nhé!

Trầm cảm ở trẻ em là gì? Khác gì so với người lớn

Đầu tiên ba mẹ cần phải hiểu được trầm cảm ở trẻ là gì. Từ đó bạn sẽ phân biệt được sự khác biệt giữa các bệnh này ở trẻ em và đối với người lớn.

Định nghĩa trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em là một hội chứng rối loạn về mặt tâm lý làm cho bé khó hòa nhập xã hội. Bạn sẽ thấy bé trở nên tự ti, rối loạn ăn uống, giấc ngủ, trở nên dễ dàng cáu gắt,… Khi căn bệnh này đạt đến mức độ nghiêm trọng thì bé sẽ dễ có xu hướng xuất hiện các hành động vô cùng nguy hiểm.

Sự khác biệt của trầm cảm ở trẻ em so với người lớn chính là các bé không nhận ra bản thân đang có vấn đề về mặt tâm lý. Trong khi đó người lớn sẽ hiểu bản thân họ đang gặp vấn đề, miêu tả rõ các triệu chứng mà mình đang gặp phải.

Trầm cảm ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
Trầm cảm ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống

Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng

Dựa theo thông tin thống kê từ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh về tâm lý của các bé ở nước ta giao động từ 8 đến 9%. Theo một khảo sát Dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh thành trong nước Việt Nam, tỷ lệ vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ sẽ rơi vào 12% tương đương với khoảng 3 triệu trẻ em.

Dựa theo một số nghiên cứu khác tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên trầm cảm khoảng 26,3%, suy nghĩ về cái chết là 6,3%, cố gắng để kết thúc cuộc đời là 5,8%. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có thể nhận ra dấu hiệu này từ sớm để hỗ trợ cho bé.

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ Việt Nam khá cao
Tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ Việt Nam khá cao

Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sẽ có khoảng 7% các bé mắc hội chứng lo âu và khoảng 3% rơi vào tình trạng trầm cảm ở độ tuổi từ 3 đến 17. Đến giai đoạn từ 12 đến 17 tuổi nguy cơ về trầm cảm và lo lắng sẽ có xu hướng tăng cao.

Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm:

>> Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ mầm non sao cho hiệu quả nhất?

>> Các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ phát triển nhận thức

Ảnh hưởng của trầm cảm đến sự phát triển của trẻ

Trầm cảm ở trẻ em không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực ngay lập tức mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với sự phát triển của bé. Sau đây là một số tác động tiêu cực của căn bệnh này đối với sự phát triển của bé:

  • Đối với sức khỏe thể chất:  Trẻ bị trầm cảm thường gặp vấn đề về giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, dẫn đến mệt mỏi và thiếu năng lượng. Trầm cảm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến bé dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Đối với sức khỏe tinh thần: Trầm cảm thường đi kèm với các triệu chứng lo lắng, khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng và sợ hãi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể có tư tưởng tự sát hoặc hành vi tự làm tổn thương bản thân.
  • Đối với vấn đề học tập: Trẻ bị trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, dẫn đến giảm hiệu suất học tập. Bé mất hứng thú với việc học, không có động lực để tham gia vào các hoạt động tại trường.
  • Đối với các mối quan hệ xã hội: Trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập, tránh xa bạn bè và các hoạt động xã hội, dẫn đến thiếu kỹ năng giao tiếp. Trẻ còn có mối quan hệ căng thẳng với các thành viên trong gia đình do thay đổi tâm trạng và hành vi, gây ra xung đột và hiểu lầm.
Tác động của trầm cảm đối với cuộc sống của bé
Tác động của trầm cảm đối với cuộc sống của bé

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ở trẻ em. Nhưng nếu nói về những nguyên nhân chính có thể bao quát thì 4 nguyên nhân dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Yếu tố di truyền

Các gen liên quan đến việc sản xuất và điều chỉnh các hóa chất thần kinh như serotonin, dopamine,… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bé. Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh này có thể góp phần gây ra trầm cảm. 

Do đó, hệ thống mã gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở trẻ em. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột của trẻ mắc trầm cảm, nguy cơ trẻ bị trầm cảm cao hơn gấp 2-3 lần so với những trẻ không có tiền sử gia đình mắc bệnh. 

Yếu tố sinh học

Mất cân bằng hóa học nội sinh trong não là một trong những nguyên nhân chính gây ra trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác. Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh (neurons). Nếu chất dẫn truyền này bị thiếu thì sẽ gây ảnh hưởng tới cảm xúc và hành động của trẻ theo hướng tiêu cực.

Tác động của yếu tố sinh học lên vấn đề trầm cảm ở bé
Tác động của yếu tố sinh học lên vấn đề trầm cảm ở bé

Một số chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như:

  • Serotonin: Là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất liên quan đến điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ. Mức serotonin thấp có liên quan đến cảm giác buồn bã, trầm cảm.
  • Dopamine: Dopamine liên quan đến cảm giác hạnh phúc, động lực. Trẻ em bị thiếu dopamine có thể trở nên ít năng động, ít tham gia vào các hoạt động vui chơi.
  • Norepinephrine: Mức norepinephrine thấp có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, cảm giác tuyệt vọng. Trẻ em bị ảnh hưởng có thể gặp khó khăn trong việc đối mặt với các áp lực hàng ngày.

Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến các bệnh trầm cảm ở trẻ. Nếu như trẻ sinh sống trong môi trường không lành mạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến trầm cảm sẽ cao hơn.

Yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cảm xúc của bé
Yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cảm xúc của bé

Ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về yếu tố môi trường như sau:

  • Các sự kiện stress và sang chấn tâm lý: Sự mất mát của người thân, ly hôn của cha mẹ, hoặc các vấn đề nghiêm trọng trong gia đình có thể gây ra sang chấn tâm lý cho trẻ. Trẻ có thể cảm thấy mất an toàn, bị bỏ rơi.
  • Bạo lực gia đình: Trẻ em bị đánh đập có thể phát triển cảm giác sợ hãi, lo lắng, dẫn đến trầm cảm. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo hành tinh thần thường có lòng tự trọng thấp và cảm giác vô dụng.
  • Môi trường học đường: Trẻ em bị bắt nạt tại trường học thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, luôn sợ hãi. Điều này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm ở bé.
  • Áp lực học tập: Trong thời đại của xã hội ngày nay việc học tập, thi cử cũng là một vấn đề tạo áp lực lớn nên trẻ nhỏ. Bé có thể phải học nhiều môn, nhiều ca học trong ngày khiến não bộ của trẻ cảm thấy mệt mỏi. Nếu não bộ của trẻ không được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ về lâu dài thì trẻ sẽ rất dễ bị trầm cảm.

Yếu tố tâm lý 

Yếu tố tâm lý của bé cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc dễ mắc bệnh trầm cảm. Do đó ba mẹ còn phải quan sát trẻ và phát hiện các vấn đề kịp thời để có thể giúp con giải tỏa đi những tâm lý tiêu cực.

Trẻ em thường gặp một số vấn đề về tâm lý
Trẻ em thường gặp một số vấn đề về tâm lý

Một số vấn đề về tâm lý có thể gây ra bệnh trầm cảm như:

  • Lòng tự trọng thấp: Trẻ có lòng tự trọng thấp thường cảm thấy mình không đủ giỏi, không được yêu thương hoặc không có giá trị. Bé dễ trở nên bi quan, mất động lực, và cảm thấy vô vọng.
  • Thiếu kỹ năng đối phó với những khó khăn: Trẻ có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi áp lực và cảm thấy không biết cách xử lý. Điều này làm cho bé cảm thấy bất lực và dễ dẫn đến trầm cảm.
  • Nhìn nhận tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh: Trẻ có thể cảm thấy mình luôn làm mọi thứ sai, không có tương lai sáng sủa. Trẻ có thể có cái nhìn bi quan về thế giới, tin rằng mọi thứ đều tiêu cực và không có hy vọng. Những suy nghĩ tiêu cực này có thể trở nên “mãn tính” nếu không được can thiệp kịp thời.

Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em

Việc phát hiện sớm biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng. Đây chính là các dấu hiệu để ba mẹ có thể can thiệp kịp thời.

Biểu hiện cảm xúc

Cảm xúc là một trong những biểu hiện phổ biến nhất đối với tâm lý trẻ em. Bạn chỉ cần quan sát cách bé thể hiện cảm xúc là có thể biết được bé đang gặp vấn đề hay không.

Trẻ em thường gặp một số vấn đề về tâm lý
Trẻ em thường gặp một số vấn đề về tâm lý

Một số biểu hiện trầm cảm phổ biến ở trẻ em như:

  • Buồn bã: Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã mà không có lý do rõ ràng. Sự buồn bã này kéo dài và không cải thiện, ngay cả khi trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi hoặc được an ủi.
  • Khóc lóc: Trẻ dễ khóc và khóc thường xuyên hơn bình thường. Các cơn khóc có thể xảy ra bất ngờ và không liên quan đến các sự kiện.
  • Dễ cáu gắt: Trẻ trở nên dễ cáu gắt, phản ứng quá mức với các tình huống hàng ngày. Trẻ có thể trở nên nóng nảy hoặc có hành vi hung hăng.
  • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích: Bé không còn hứng thú với các hoạt động mà trước đây rất yêu thích. Trẻ có xu hướng tránh xa các trò chơi, hoạt động ngoại khóa hoặc sở thích cá nhân.

Biểu hiện hành vi

Khi xuất hiện trầm cảm bé sẽ có những biểu hiện hành vi khác biệt so với thói quen hàng ngày. Việc nhận diện sớm và can thiệp kịp thời từ ba mẹ sẽ giúp trẻ vượt qua trầm cảm và phát triển một cách khỏe mạnh.

Trẻ em thường gặp một số vấn đề về tâm lý
Trẻ em thường gặp một số vấn đề về tâm lý

Một số biểu hiện về hành vi thường xuất hiện ở trẻ trầm cảm như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ sẽ ăn ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường. Sự thay đổi này có thể là do cảm giác lo lắng, dẫn đến việc ăn uống không không lành mạnh.
  • Thay đổi thói quen ngủ nghỉ: Bé thường xuyên thức khuya, thức dậy nhiều lần trong đêm, hoặc ngủ nhiều giờ vào ban ngày nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó tập trung: Bé bị trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ. Sự giảm sút khả năng tập trung ở bé tác động lớn đến học tập và các hoạt động hàng ngày.

Biểu hiện thể chất 

Biểu hiện về thể chất cũng là một trong những yếu tố phản ánh sức khỏe tinh thần của bé. Do đó nếu như ba mẹ phát hiện sớm các biểu hiện lạ thì cần phải đưa bé đến bác sĩ để thăm khám.

Bé bị trầm cảm thường xuyên mệt mỏi
Bé bị trầm cảm thường xuyên mệt mỏi

Sau đây là một số biểu hiện thể chất mà các bé trầm cảm thường mắc phải:

  • Đau đầu: Trẻ bị trầm cảm có thể thường xuyên bị đau đầu mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Lúc đầu cơn đau có vẻ nhẹ nhưng càng về sau thì sẽ càng nặng hơn. 
  • Đau bụng: Đau bụng là một triệu chứng phổ biến khác ở trẻ bị trầm cảm. Trẻ có thể cảm thấy đau ở các vùng khác nhau của bụng mà không có lý do rõ ràng.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là một biểu hiện thường thấy ở trẻ bị trầm cảm. Trẻ có thể cảm thấy thiếu năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động bên ngoài.
  • Thay đổi cân nặng không rõ nguyên nhân: Mặc dù vẫn duy trì chế độ ăn như bình thường nhưng trẻ bị trầm cảm sẽ bị thay đổi cân nặng đột ngột.

Các dấu hiệu cảnh báo khác

Bên cạnh các dấu hiệu trên thì ba mẹ cần phải lưu ý thêm một số biểu hiện cảnh báo khác. Mặc dù các biểu hiện này không quá phổ biến nhưng “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”. 

Một số dấu hiệu cảnh báo khác mà ba mẹ cần quan tâm
Một số dấu hiệu cảnh báo khác mà ba mẹ cần quan tâm

Ba mẹ không nên bỏ qua các dấu hiệu sau đây:

  • Tự làm hại bản thân: Trẻ có nhiều vết xước trên da mà không rõ nguyên nhân hoặc có lý do không hợp lý. Bé sẽ cố che giấu vết thương bằng cách mặc quần áo dài ngay cả trong thời tiết nóng.
  • Nói về cái chết: Trẻ bị trầm cảm có thể thường xuyên nói về cái chết, cảm giác vô vọng. Đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng tâm lý của trẻ.
  • Có ý định tự tử: Trẻ em tìm hiểu về các phương pháp tự tử, thu thập các vật dụng có thể sử dụng để tự tử. Ít nói hoặc hay nói những câu mang hàm ý tiêu cực cũng được coi là một biểu hiện ba mẹ đáng lưu tâm.

Cách phòng tránh trầm cảm ở trẻ em

Làm thế nào để có thể phòng tránh trầm cảm ở trẻ là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh. Ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh trầm cảm ở trẻ phổ biến sau đây:

Xây dựng môi trường gia đình lành mạnh

Việc xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Ba mẹ nên học cách thể hiện tình cảm bằng lời nói và hành động, như ôm, hôn, nói những lời khích lệ đối với bé.

Xây dựng môi trường gia đình lành mạnh
Xây dựng môi trường gia đình lành mạnh

Ba mẹ cần biết cách tôn trọng trẻ, khuyến khích bé tự tin bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình. Việc tôn trọng và lắng nghe sẽ giúp cho bé cảm thấy được quan tâm và nhận ra giá trị của bản thân.

Dạy trẻ kỹ năng sống 

Một trong những điều quan trọng để tránh căn bệnh trầm cảm ở trẻ chính là ba mẹ hãy dạy bé kỹ năng sống từ sớm. Một số kỹ năng quan trọng mà bé cần biết như:

  • Kỹ năng quản lý cảm xúc: Quản lý cảm xúc giúp trẻ nhận biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Điều này giúp giảm căng thẳng ở bé, giúp bé đối phó với các tình huống khó khăn dễ dàng.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Ba mẹ nên khuyến khích trẻ nghĩ ra nhiều giải pháp khác nhau và đánh giá ưu, nhược điểm của từng giải pháp. Điều này giúp bé giảm áp lực khi phải giải quyết các khó khăn.
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Ba mẹ cần dạy trẻ lắng nghe người khác mà không ngắt lời, duy trì giao tiếp bằng mắt và thể hiện sự quan tâm. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách thỏa hiệp và tìm kiếm giải pháp hòa bình.
  • Xây dựng lòng tự trọng: Ba mẹ nên giúp trẻ đặt ra các mục tiêu thực tế và từng bước hoàn thành chúng.
Ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống để bé chủ động vượt qua khó khăn
Ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống để bé chủ động vượt qua khó khăn

Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Bên cạnh những biểu hiện cụ thể thì ba mẹ cần phải chú ý quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần ở bé. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bất thường sẽ giúp cho ba mẹ có hướng can thiệp kịp thời.

Trong trường hợp không thể tự giải quyết ở nhà thì ba mẹ có thể dẫn bé đến bác sĩ tâm lý để hỗ trợ điều trị. Bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng bé, giúp cải thiện vấn đề tâm lý của trẻ.

Hạn chế các yếu tố nguy cơ

Vì gia đình chính là nền tảng để bé phát triển về mặt tâm lý và thể chất nên ba mẹ có thể chủ động bảo vệ bé bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy an tâm khi sống trong môi trường lành mạnh.

Ba mẹ có thể chủ động hạn chế các nguy cơ bị trầm cảm với bé
Ba mẹ có thể chủ động hạn chế các nguy cơ bị trầm cảm với bé

Bạn có thể hạn chế các yếu tố nguy cơ bằng cách:

  • Giảm thiểu áp lực học tập: Ba mẹ cần đặt ra các mục tiêu học tập thực tế và vừa sức với khả năng của trẻ, tránh so sánh trẻ với các bạn khác.
  • Bảo vệ trẻ khỏi bạo lực: Gia đình cần tạo ra một môi trường yêu thương, không có xung đột. Ngoài ra ba mẹ cần phải hướng dẫn bé cách nói ra nếu như cảm thấy cơ thể của mình bị bạo lực hoặc xâm hại.

Kết luận

Trên là toàn bộ thông tin và nội dung về vấn đề trầm cảm ở trẻ em mà chúng tôi muốn chia sẻ tới tất cả mọi người. KidsUP hy vọng rằng, những nội dung trên sẽ giúp ích được cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!