Việc bé không chịu ăn dặm khiến cho rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn, mệt mỏi, mất kiên nhẫn. Tại sao lại trẻ lại có tình trạng này, cách xử trí như thế nào hiệu quả nhất? Những điều đó KidsUP sẽ giúp bạn giải đáp thông qua nội dung của bài viết dưới đây.
Tại sao bé không chịu ăn dặm? Nguyên nhân và cách nhận biết
Trước khi đi vào cách xử lý thì trước tiên bạn cần hiểu được lý do bé không chịu ăn dặm. Có như vậy thì chúng ta mới lựa chọn phương pháp khắc phục hiệu quả và phù hợp nhất.
Sự thay đổi khẩu vị và sở thích của bé
Nguyên nhân chính, đầu tiên khiến bé 6 tháng không chịu ăn dặm đến từ sự thay đổi. Khi đó, bé chưa sẵn sàng để tiếp nhận nguồn thức ăn mới và hệ tiêu hóa cũng không cho phép ăn quá nhiều.
Để có thể nhận ra được việc bé chưa sẵn sàng ăn dặm thì cha mẹ cần chú ý một số biểu hiện sau:
- Cân nặng của bé không có sự thay đổi lớn dù đã được gần 6 tháng.
- Bé chưa thể ngồi cân bằng hay giữ đầu ổn định ở một vị trí. Đây là dấu hiệu cho thấy bé chưa đủ cứng cáp để tiếp nhận nguồn thức ăn đặc, khó tiêu hóa hơn.
- Trẻ không có hứng thú với các loại thức ăn khác, không lấy hoặc đưa thức ăn vào miệng.
- Trẻ từ chối, không chịu mở miệng khi có thức ăn từ đưa tới.
- Lưỡi bé vẫn còn phản xạ đẩy vật lạ ra khi được cho thức ăn dặm, không nuốt xuống.
Những nguyên nhân tâm lý khiến bé từ chối ăn dặm
Tâm lý cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng bé không chịu ăn dặm. Việc này có thể đến từ chính cảm giác căng thẳng trong bữa ăn của trẻ hoặc do cha mẹ tạo áp lực quá lớn.
- Áp lực từ cha mẹ và cách tiếp cận sai lầm: Một số cha mẹ chưa có kinh nghiệm bỏ qua giai đoạn làm quen mà đột ngột cho bé ăn dặm ngay hoặc nấu không hợp khẩu vị.
- Bé cảm thấy căng thẳng và lo lắng trong bữa ăn: Một số ba mẹ bắt ép khi bé đẩy thức ăn ra ngoài. Những hành động này vô tình đã tạo ra áp lực, khiến trẻ sợ, từ chối ăn dặm.
Có Thể Ba Mẹ Quan Tâm: Hướng dẫn chi tiết cho bé ăn dặm đúng cách và an toàn
Cách tiếp cận đúng để bé hào hứng với việc ăn dặm
Việc tiếp cận sai có thể khiến bé không chịu ăn dặm và gây ra rất nhiều khó khăn cho các giai đoạn sau. Vì thế, cha mẹ cần biết có cách để cho bé làm quen cũng như tạo hứng thú với mỗi món ăn.
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm
Quan niệm cho trẻ tập ăn dặm bằng các loại ngũ cốc đã lỗi thời. Thay vào đó các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé tập làm quen với bất kỳ loại trái cây, hoa quả nào mà bé thích. Những thực phẩm như bí đỏ, khoai lang, đậu Hà Lan, quả bơ, chuối đều rất thích hợp. Vì chúng không chỉ dễ nghiền thành dạng mịn mà còn lành tính, cung cấp nhiều vitamin tốt cho bé.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm hữu cơ. Như vậy sẽ giảm được việc trẻ phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại ngay từ sớm. Việc xây dựng một thực đơn tốt ngay từ đầu sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhất có thể.
Đa dạng cách chế biến các món ăn
Để kích thích, tạo thêm hứng thú mỗi khi bé ăn dặm thì ba mẹ nên đa dạng hóa cách chế biến các món ăn. Vẫn là các món súp, bột, cháo, trái cây nhưng ba mẹ có thể dùng gia vị ăn dặm để biến tấu món ăn sang một hương vị khác. Điều này giúp kích thích vị giác ở đầu lưỡi của trẻ, bé sẽ cảm thấy thích ăn hơn.
Bên cạnh việc thay đổi hương vị thì ba mẹ thì ba mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại thịt xay nếu bé có thể nhai được. Việc này cũng làm món ăn thơm hơn, dinh dưỡng hơn.
Thực đơn ăn dặm phong phú và bổ dưỡng cho bé kén ăn
Việc trẻ không chịu ăn dặm, biếng hay kén ăn từ sớm sẽ gây mất cân bằng, thiếu hụt dinh dưỡng cần cho quá trình phát triển. Do đó, cha mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm, chế biến và xây dựng thực đơn bổ dưỡng, phù hợp.
Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
Việc quan trọng nhất trong giai đoạn ăn dặm chính là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì thế, một bữa ăn cha mẹ cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm tinh bột: Các loại ngũ cốc, tinh bột chế biến để cung cấp năng lượng.
- Nhóm vitamin, chất xơ: Bổ xung chủ yếu thông qua các loại trái cây tươi.
- Nhóm đạm: Các loại thực phẩm cần bổ xung bao gồm sữa, chế phẩm từ sữa cùng các loại thịt, cá, hạt giàu đạm.
- Nhóm chất béo: Cung cấp thêm thông qua các loại dầu được sản xuất chuyên biệt dành cho bé ăn dặm.
Trong giai đoạn này, phụ huynh có thể tham khảo một số món ăn bổ dưỡng sau để thêm vào thực đơn cho bé:
- Cháo khoai tây, cà rốt nghiền.
- Cháo hạt sen nấu cùng khoai lang nghiền.
- Sữa đậu ngự nấu cùng hạt sen.
- Súp khoai tây nấu với đậu cô ve.
- Súp bí ngòi nấu cùng tôm, nấm.
- Súp cá hồi nấu cùng hạt sen tươi.
- Súp bí đỏ cùng hạt hạnh nhân.
- Bánh bông lan làm từ rau củ.
- Bánh hạt sen ăn dặm.
Thực đơn ăn dặm mẫu cho bé 6 – 12 tháng tuổi
Dưới đây là bảng thực đơn ăn dặm mẫu cho bé 6 – 12 tháng tuổi trong một tuần. Mỗi ngày được chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng cân đối cho bé.
Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ sáng | Bữa trưa | Bữa phụ chiều | Bữa tối |
---|---|---|---|---|---|
Thứ 2 | Cháo yến mạch với sữa mẹ/sữa công thức | Trái cây nghiền (chuối, táo) | Cháo gà bí đỏ | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo cá lóc, cà rốt |
Thứ 3 | Cháo khoai lang và sữa mẹ/sữa công thức | Sữa chua nguyên chất | Cháo thịt heo, bông cải xanh | Trái cây nghiền (xoài, lê) | Cháo đậu hũ non, rau cải bó xôi |
Thứ 4 | Bột ngũ cốc pha sữa mẹ/sữa công thức | Trái cây nghiền (lê, chuối) | Cháo lươn, rau mồng tơi | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo tôm, bí đỏ |
Thứ 5 | Cháo gạo lứt, trứng gà | Trái cây nghiền (táo, lê) | Cháo cá hồi, rau ngót | Bánh ăn dặm | Cháo gà, cải ngọt |
Thứ 6 | Cháo bí đỏ, thịt bò | Sữa chua nguyên chất | Cháo tôm, khoai tây | Trái cây nghiền (chuối, táo) | Cháo cá bớp, cà rốt |
Thứ 7 | Bột gạo lứt, sữa mẹ/sữa công thức | Bánh ăn dặm | Cháo cua, rau muống | Sữa mẹ/sữa công thức | Cháo thịt bò, bông cải xanh |
Chủ Nhật | Cháo yến mạch với sữa mẹ/sữa công thức | Trái cây nghiền (xoài, lê) | Cháo cá basa, cà chua | Sữa chua nguyên chất | Cháo gà, bí đỏ |
Lưu ý:
- Thực đơn có thể thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe và phản ứng của bé với từng loại thực phẩm.
- Khi cho bé ăn dặm, nên bắt đầu với lượng nhỏ và tăng dần khi bé quen dần với thức ăn mới.
- Mỗi loại thức ăn nên thử từ 3-5 ngày để đảm bảo bé không dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào.
Có Thể Ba Mẹ Quan Tâm: Trẻ chậm mọc răng có sao không? Có những cách thúc đẩy mọc răng nào
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi bé không chịu ăn dặm
Việc bé không chịu ăn dặm thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng, cố gắng nghĩ cách để bé có thể ăn. Nhưng vô hình chính điều này lại khiến cả ba mẹ và bé trở nên căng thẳng trong mỗi lần ăn uống.
– Ép con ăn khi bé không muốn
Vì lúc đó trẻ không thoải mái, dù có ăn cũng dễ gặp tình trạng khó tiêu hóa. Về lâu dài có thể gây mất hứng thú ăn uống, ăn để đối phó hoặc biếng ăn. Đôi khi việc thúc ép có thể làm trẻ bị sặc, hóc thức ăn rất nguy hiểm.
– Thiếu kiên nhẫn trong việc cho bé ăn dặm
Cha mẹ thiếu kiên nhẫn khi cho bé ăn dặm sẽ chỉ tạo áp lực, khiến bé ám ảnh mỗi lần thấy ba mẹ chuẩn bị đồ ăn. Vậy nên ba mẹ hãy thật bình tĩnh và kiên nhẫn mỗi khi cho con ăn dặm để không gây cho bé sự lo lắng mỗi khi ăn.
Kết Luận
Mong rằng, bài viết trên của KidsUP đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân bé không chịu ăn dặm và cách tiếp cận đúng để tạo hứng thú trong bữa ăn. Chúng tôi cũng đã gợi ý một số món ăn và thực đơn đi kèm để mọi người cùng tham khảo, đa dạng hóa bữa ăn của trẻ. Hy vọng những nội dung trên sẽ hữu ích với ba mẹ trong việc nuôi dạy con cái.