Trẻ chậm mọc răng có sao không? Có những cách thúc đẩy mọc răng nào

trẻ chậm mọc răng có sao không

Trẻ chậm mọc răng có sao không? Có những cách nào để cải thiện tình trạng mọc răng chậm ở trẻ trong giai đoạn đầu. Tình trạng trẻ chậm mọc răng là một trong những mối lo ngại phổ biến của các bậc phụ huynh. Trong bài viết sau đây, KidsUP sẽ chia sẻ với bạn những nguyên nhân và cách thúc đẩy mọc răng ở bé an toàn.

Các giai đoạn mọc răng của trẻ

– Mọc răng cửa (6-10 tháng):

Răng cửa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trong miệng trẻ, thường bắt đầu mọc từ 6 đến 10 tháng tuổi.

Diễn biến:

  • Răng cửa giữa dưới: Đây thường là hai chiếc răng đầu tiên mọc lên. Răng cửa giữa dưới thường xuất hiện trước, giúp trẻ bắt đầu có khả năng cắn thức ăn mềm.
  • Răng cửa giữa trên: Sau khi răng cửa giữa dưới xuất hiện, răng cửa giữa trên thường mọc ngay trong giai đoạn đó.
Bé mọc răng cửa từ 6 đến 10 tháng tuổi
Bé mọc răng cửa từ 6 đến 10 tháng tuổi

– Mọc răng hàm (10-16 tháng):

Răng hàm đầu tiên thường mọc khi trẻ được từ 10 đến 16 tháng tuổi.

Diễn biến:

  • Răng hàm dưới: Thông thường, các răng hàm đầu tiên ở hàm dưới sẽ xuất hiện trước. Những răng này đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn.
  • Răng hàm trên: Tiếp theo là các răng hàm trên, hoàn thiện bộ răng giúp trẻ có khả năng nhai thức ăn cứng hơn.

– Mọc răng nanh (16-20 tháng):

Răng nanh thường xuất hiện trong khoảng từ 16 đến 20 tháng tuổi.

Diễn biến:

  • Răng nanh trên: Răng nanh trên thường mọc trước, tạo sự hoàn thiện về cấu trúc răng ở phần trước miệng.
  • Răng nanh dưới: Sau khi răng nanh trên mọc, các răng nanh dưới thường sẽ xuất hiện tiếp theo.

Có Thể Ba Mẹ Quan Tâm: Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng ba mẹ có nên lo lắng?

Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Trẻ chậm mọc răng không phải là một vấn đề gây quá nguy hiểm cho bé. Nhưng về lâu dài thì điều này sẽ gây ra một số bệnh lý về răng hàm mặt không tốt bé. Vậy những bệnh lý mà trẻ bị chậm mọc răng mà không được can thiệp sớm sẽ thường gặp như sau:

– Răng mọc không đều

Răng mọc chậm có thể làm thay đổi thứ tự mọc răng, dẫn đến việc răng vĩnh viễn mọc lệch lạc. Răng mọc không đều có thể gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng. Điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai của trẻ.

Răng của bé bị mọc không đều
Răng của bé bị mọc không đều

– Răng bị sâu ngay từ khi mới mọc

Khi răng mọc chậm có thể bị yếu do men răng không phát triển đầy đủ. Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Răng sâu gây đau đớn và khó chịu cho trẻ và gây ảnh hưởng cho các răng bên cạnh.

– Ảnh hưởng đến khả năng nhai

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc cắn, nhai và nghiền thức ăn từ sớm. Chậm mọc răng khiến việc cách chế biến các món ăn đa dạng của trẻ bị  hạn chế. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, do thức ăn không được nhai đủ trước khi vào dạ dày, dẫn đến đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. 

Bé mọc răng chậm sẽ ảnh hưởng đến ăn uống
Bé mọc răng chậm sẽ ảnh hưởng đến ăn uống

– Tác động đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Nếu răng sữa mọc chậm hoặc không đúng vị trí, có thể làm lệch hướng mọc của răng vĩnh viễn. Các vấn đề về cấu trúc hàm và cắn khớp có thể phát sinh, ảnh hưởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ của hàm răng về lâu dài.

– Tác động đến phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.

Răng đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, giúp hình thành âm thanh rõ ràng. Thiếu răng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm chính xác một số âm, đặc biệt là các âm cần dùng răng để tạo ra. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm rõ ràng, dẫn đến chậm nói hoặc phát triển ngôn ngữ chậm.

Cách thúc đẩy quá trình mọc răng cho trẻ

Dưới đây là cách thúc đẩy quá trình mọc răng ở trẻ dựa trên những nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm cùng phương pháp massage nướu. Những cách này yêu cầu sự kiên trì và đều đặn từ phụ huynh về lâu dài mới có thể thấy được kết quả.

Bổ sung thực phẩm có canxi và vitamin D

Canxi là thành phần chính của răng và xương, giúp răng cứng và chắc khỏe hơn. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả từ ruột, đảm bảo lượng canxi cần thiết được sử dụng để xây dựng và củng cố răng và xương. Vitamin D giúp điều hòa nồng độ canxi và phosphate trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển răng và xương.

Ba mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa Vitamin D và canxi cho bé
Ba mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa Vitamin D và canxi cho bé

Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D mà ba mẹ có thể tham khảo để bổ sung cho bé:

  • Sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa tươi thanh trùng, sữa chua,…
  • Rau lá xanh: Cải xoăn, cải ngọt, cải bó xôi…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạnh chia,…
  • Các loại cá: Cá hồi, cá mòi, cá hồi…

Mời Ba Mẹ Tham Khảo Thêm: Trẻ mọc răng không đúng thứ tự về lâu dài gây ảnh hưởng xấu ra sao?

Bổ sung thực phẩm chứa fluor

Fluor giúp sửa chữa các tổn thương nhỏ trên men răng do axit gây ra. Quá trình tái khoáng hóa này giúp men răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa sâu răng phát triển. Chất này còn tăng cường độ cứng của men răng, giúp răng chống lại axit từ thức ăn và vi khuẩn.

Ba mẹ có thể cho bé sử dụng kem đánh răng có thêm Fluor. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu Fluor như: Trà, cá biển, rau xanh,… vào thực đơn hàng ngày để bé nhanh mọc răng.

Xây dựng thực đơn đa dạng

Một thực đơn cân bằng và đa dạng giúp đảm bảo bé nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của răng và cơ thể. Các loại thực phẩm có độ nhám như rau củ và trái cây có thể kích thích nướu và giúp răng mọc nhanh hơn. Bé nhai, cắn sẽ thúc đẩy cho răng phát triển.

Ba mẹ nên tạo thực đơn cân bằng và đa dạng cho bé
Ba mẹ nên tạo thực đơn cân bằng và đa dạng cho bé

Bên cạnh đó, thực đơn đa dạng giúp bé tránh được tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề như sâu răng hay viêm nướu, đồng thời hỗ trợ quá trình mọc răng.

Sử dụng các phương pháp massage nướu

Nếu như trẻ chậm mọc răng, bạn có thể áp dụng phương pháp massage nướu. Việc massage nướu đúng cách giúp kích thích mọc răng nhanh, mà còn giảm cảm giác đau cho bé.

Massage nướu giúp kích thích tuần hoàn máu cho vùng lợi, từ đó có thể thúc đẩy quá trình mọc răng diễn ra nhanh chóng hơn. Việc massage không chỉ giúp giảm đau mà còn tạo cảm giác thư giãn cho bé, giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Ba mẹ có thể massage nướu để kích thích răng mọc
Ba mẹ có thể massage nướu để kích thích răng mọc

Cách thực hiện:

  • Rửa tay sạch sẽ: Đảm bảo tay của bạn sạch sẽ trước khi chạm vào miệng bé. Đeo  bao cho ngón tay để đảm bảo vệ sinh.
  • Nhẹ nhàng massage nướu: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ, nhẹ nhàng xoa bóp nướu của bé theo chuyển động tròn. Điều này có thể giúp làm dịu sự khó chịu và kích thích mọc răng.
  • Dùng khăn ướt mát: Một chiếc khăn ướt mát có thể giúp làm dịu nướu của bé. Bạn có thể quấn khăn quanh ngón tay và nhẹ nhàng chà xát lên nướu.

Khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa?

Thì khi nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa nếu trẻ chậm mọc răng? Sau đây là những trường hợp mà ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ:

– Khi trẻ 12 tháng chưa mọc răng nào

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã tròn 12 tháng mà vẫn chưa có chiếc răng nào xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.  Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, thiếu hụt dinh dưỡng (đặc biệt là canxi và vitamin D),…

Trẻ 12 tháng tuổi chưa mọc răng thì nên đi khám bác sĩ
Trẻ 12 tháng tuổi chưa mọc răng thì nên đi khám bác sĩ

– Răng mọc lệch hoặc răng bị sâu sớm

Răng của bé mọc lệch lạc, không theo trật tự bình thường, hoặc có răng mọc chen lấn, chèn ép các răng khác. Răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến việc nhai, cắn, và thẩm mỹ của trẻ sau này. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.

Nếu bé có dấu hiệu sâu răng sớm (như các đốm trắng, vàng, có lỗ,…) thì ba mẹ cần đưa bé đến nha sĩ. Bác sĩ nha khoa sẽ điều trị sớm nhằm ngăn ngừa sâu răng lan rộng và ảnh hưởng đến các răng khác. 

– Trẻ có biểu hiện đau đớn kéo dài

Nếu bé liên tục có biểu hiện đau đớn ở vùng miệng, như thường xuyên khóc, khó chịu, không ăn uống được,… thì ba mẹ nên đưa bé đến nha sĩ. Đau đớn kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân như răng mọc kẹt, viêm nướu, áp xe răng….

Trẻ có dấu hiệu đau đớn kéo dài nên đi khám bác sĩ
Trẻ có dấu hiệu đau đớn kéo dài nên đi khám bác sĩ

Ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và xác định nguyên nhân. Bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp để giúp bé giảm đau và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Kết luận

Qua nội dung trên của KidsUP, chắc hẳn ba mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề trẻ chậm mọc răng. Mong rằng qua những gì mà chúng tôi chia sẻ thì sẽ phần nào giúp ích được cho ba mẹ trong việc chăm sóc răng miệng cho bé.

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!